Hạt lanh là một loại “siêu thực phẩm” với rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại hạt này. Thấu hiểu điều đó, HealthBlog đã tìm hiểu nhiều thông tin về loại hạt này và tổng hợp tất cả trong bài viết dưới đây. Hi vọng, những thông tin về hạt lanh mà chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho sức khỏe.
==> Tham khảo thêm:
- Hạt Đậu Gà - Những Lợi Ích Và Món Ăn Ngon Từ Đậu Gà
- Hạt Diêm Mạch Có Tác Dụng Gì? Mua Ở Đâu Tốt Nhất?
1. Hạt lanh là hạt gì?
Hạt lanh (tiếng anh là flax seeds) là hạt của cây lanh – một loài cây có lịch sử lâu đời ở châu Âu. Loại hạt này có kích thước lớn hơn hạt mè, vỏ cứng trơn, tương đối bóng; màu sắc từ vàng sẫm đến nâu đỏ tuỳ thuộc giống cây lanh (giống vàng hay giống nâu). Loại hạt này thường không có mùi hay vị gì đặc trưng nhưng nó lại được coi là một “siêu thực phẩm” với thành phần dinh dưỡng dồi dào.
2. Tác dụng của hạt lanh đối với sức khoẻ
Hạt lanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ con người như lignans, chất chống oxy hóa, chất xơ, protein, axit béo không bão hoà như axit alpha-linolenic (ALA) và omega 3. Bổ sung các dưỡng chất này cho cơ thể có thể giúp giảm nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, đến ngày nay, vẫn không có đủ các bằng chứng khoa học để chứng minh về các lợi ích sức khoẻ của hạt lanh nói chung và các dưỡng chất có trong hạt lanh nói riêng. Chính vì thế, trong phạm vi bài này, HealthBlog sẽ tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc danh sách các lợi ích sức khoẻ “có thể có” của hạt lanh để bạn có cái nhìn chính xác hơn về tác dụng của loại hạt này.
2.1. Giảm nguy cơ ung thư
Hạt lanh là một loại thực phẩm giàu axit béo omega-3. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại axit béo này có thể giúp phòng ngừa nhiều loại tế bào ung thư phát triển. Không chỉ thế, hạt lanh còn chứa lignans – một chất chống oxy hoá có thể làm chậm sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chúng hình thành các mạch máu mới.
Lignans là một loại phytoestrogen, là một chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật hoạt động theo cách tương tự như estrogen. Đã có một số lo ngại rằng phytoestrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại.
Một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy, những người phụ nữ thường xuyên sử dụng hạt lanh và các thực phẩm từ hạt lanh có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn. Các tác giả của một nghiên cứu khác tiến hành năm 2018 cũng cho biết hạt lanh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú sau khi mãn kinh.
2.2. Cải thiện cholesterol và sức khỏe tim mạch
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị người dân nên ăn nhiều chất xơ, omega – 3, lignans để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Mà hạt lanh lại chứa đầy đủ cả 3 dưỡng chất này, vì thế, chúng ta có thể tin rằng, hạt lanh tốt cho tim.
Cùng với đó, hạt lanh cũng chứa phytosterol – có cấu trúc tương tự như cholesterol nhưng lại có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Do đó, việc bổ sung phytosterol có thể giúp giảm mức lipoprotein mật độ thấp (LDL) - cholesterol xấu trong cơ thể.
Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của hạt lanh đối với mức cholesterol của những người đàn ông có mức cholesterol cao vừa phải. Những người tham gia đã uống một loại thuốc dạng viên nang 20mg có chứa lignans, viên nang 100mg chứa lignans và giả dược trong 12 tuần. Người ta nhận thấy rằng, nồng độ cholesterol ở những người thực hiện nghiên cứu đã giảm xuống sau khi uống lignans. Hiệu quả rõ hơn ở những người dùng viên nang 100mg.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 17 người cũng cho kết quả rằng sử dụng hạt lanh làm giảm mức cholesterol LDL và giúp cơ thể họ loại bỏ chất béo. Mặc dù chế độ ăn uống thông thường cũng có tác dụng tương tự, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng hạt lanh có thể hữu ích với việc giảm mức cholesterol.
Một số nhà khoa học cũng tin rằng dầu omega-3 (thường có nhiều trong cá hồi) hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng, hạt lanh là một nguồn cung cấp omega-3 thay thế cho cá. Điều này khiến nó trở thành một loại thực phẩm hàng đầu được lựa chọn bởi những người thực hiện chế độ ăn chay trường.
2.3. Giảm các triệu chứng viêm khớp
Theo Arthritis Foundation, hạt lanh có thể giúp giảm đau khớp và cứng khớp. Họ nói rằng đến nay vẫn chưa đủ bằng chứng cho lợi ích này của hạt lanh, nhưng họ nói rằng ALA trong hạt lanh có thể giúp giảm viêm.
2.4. Giảm chứng bốc hoả ở phụ nữ tiền mãn kinh
Năm 2007, một nhóm các nhà khoa học đã công bố kết quả cho thấy hạt lanh có thể giúp giảm tỷ lệ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bốc hoả ở phụ nữ không sử dụng các liệu pháp estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, vào năm 2012, một nghiên cứu khác đã cho biết thực tế việc sử dụng hạt lanh không tạo ra sự khác biệt nào với vấn đề này.
Chúng ta cần có thêm những nghiên cứu khác sâu hơn để có thể kết luận liệu hạt lanh có hữu ích trong việc giảm chứng bốc hoả ở phụ nữ tiền mãn kinh hay không.
2.5. Cải thiện lượng đường trong máu
Lignans và các phytoestrogen khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Năm 2013, các nhà khoa học đã cho 25 người sử dụng 0g, 13g hoặc 26g hạt lanh mỗi ngày trong 12 tuần. Những người tham gia là đàn ông béo phù và bị tiểu đường hoặc phụ nữ bị tiểu đường đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, liều 13g có tác dụng giảm mức glucose, insulin và cải thiện độ nhạy insulin, nhưng các liều khác không có tác dụng này.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên chuột năm 2016 cũng cho thấy, các hợp chất trong hạt lanh có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, những kết quả này có thể không đúng với con người.
Cũng trong năm 2016, một nghiên cứu khác về lợi ích của hạt lanh đối với người bị tiểu đường cũng đã được tiến hành. Kết quả cho thấy, sử dụng hạt lanh dường như có tác dụng làm giảm huyết áp, nhưng nó không cải thiện lượng đường trong máu, cũng không có tác dụng kháng insulin.
Nhìn chung, những lợi ích của hạt lanh đối với triệu chứng của bệnh tiểu đường ở con người vẫn chưa rõ ràng.
2.6. Giảm tác hại của phóng xạ
Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng lignans từ hạt lanh đã giúp chuột phục hồi sau khi tiếp xúc với bức xạ. Những con chuột được bổ sung lignans có mức độ viêm, tổn thương oxy hóa và xơ hóa thấp hơn, cũng như tỷ lệ sống sót tốt hơn so với những con chuột không được bổ sung chất này.
Nếu các xét nghiệm sâu hơn ở người cho thấy kết quả tương tự, lignans từ hạt lanh có thể giúp điều trị các vấn đề về phổi sau khi tiếp xúc với bức xạ hoặc xạ trị.
3. Các chất dinh dưỡng có trong hạt lanh
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một muỗng canh hạt lanh nặng 7 g chứa:
- Năng lượng: 37,4 calo
- Protein: 1,28 g
- Chất béo: 2,95 g
- Carbohydrate: 2,02 g
- Chất xơ: 1,91 g
- Canxi: 17,8 mg
- Magiê: 27,4 mg
- Phốt pho: 44,9 mg
- Kali: 56,9 mg
- Folate: 6.09 microgam (mcg)
- Lutein và zeaxanthin: 45,6 mcg
Một muỗng cà phê hạt lanh cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất khác nhưng với số lượng không đáng kể. Nó có khá nhiều lignans, tryptophan, lysine, tyrosine và valine, cũng như các chất béo có lợi cho sức khỏe.
4. Tuyệt đối không sử dụng hạt lanh cho những người này!
Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong hạt lanh không có lợi với tất cả mọi người. Những đối tượng dưới đây nên tránh hoặc cần nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm có chứa hạt lanh.
- Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực: ăn hạt lanh có thể khiến họ gặp cơn hưng cảm
- Người bị rối loạn đông máu, đang sử dụng chất làm loãng máu, như warfarin (Coumadin) hoặc aspirin: Hạt lanh có thể làm chậm quá trình đông máu
- Người đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid
- Người đang sử dụng thuốc giảm cholesterol
- Người bị ung thư vú hoặc tử cung nhạy cảm với nội tiết tố
- Người đang mang thai hoặc cho con bú
- Người bị dị ứng với các loại hạt
5. Sử dụng hạt lanh đúng cách
Không giống như nhiều loại hạt giàu dinh dưỡng khác (hạt hạnh nhân, óc chó, macca,…), sử dụng hạt lanh sống không được khuyến khích vì khi còn sống, hạt lanh có chứa một số chất không tốt cho sức khoẻ con người. Cùng với đó, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng, để cơ thể có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng tối đa từ loại hạt này, hạt lanh nên được làm vỡ hoặc xay thành bột mịn. Sau khi xay hạt lanh thành bột, bạn có thể dùng loại bột này để:
- Làm bánh mì, bánh quy,...
- Thêm vào các món hầm, món soup, cháo,...
- Thêm vào sữa chua, sinh tố,...
Lưu ý:
- Khi ăn hạt lanh, cần uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
- Hạt lanh là một loại hạt giàu chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể con người nhưng cần được sử dụng với liều lượng thích hợp. Người lớn nên sử dụng từ 1 đến 2 muỗng cà phê bột hạt lanh/ ngày; trẻ em chỉ nên dùng ¼ muỗng cà phê hạt lanh/ ngày.
- Người mới bắt đầu ăn hạt lanh chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ và tăng dần.
- Việc xay hạt lanh rất đơn giản, loại hạt này có thể được nghiền mịn bằng máy xay cà phê hoặc máy xay sinh tố hoặc máy xay hạt tiêu. Chính vì vậy, tốt nhất là bạn dùng bao nhiêu thì xay bấy nhiêu và nên dùng hết hạt lanh sau khi xay. Vì hạt lanh sau khi được xay thành bột rất dễ bị biến chất do tác động của môi trường (không khí, nhiệt độ, ánh sáng).
6. Giá hạt lanh là bao nhiêu? Mua hạt lanh ở đâu uy tín?
Hiện nay, nhu cầu sử dụng hạt lanh của người Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, vì vậy mà loại hạt này được nhập khẩu và bày bán ngoài thị trường nhiều hơn so với trước đây. Bạn có thể tìm mua hạt lanh tại các cửa hàng, tiệm tạp hoá lớn, tại các siêu thị như CoopMart, Lotte Mart, Big C,…
Ngoài ra, quý khách cũng có thể đặt mua online tại các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada...chonọn các gian hàng uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao.
Hạt lanh đang được bán dưới 3 hình thức với mức giá tương ứng như sau:
- Hạt lanh sống: ~150.000 đồng/kg
- Bột lanh sống: ~180.000 đồng/kg
- Bột lanh chín: ~200.000 đồng/kg
Dẫu chưa có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng của hạt lanh đối với việc phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh (ung thư, cải thiện cholesterol, tốt cho tim mạch,…) nhưng hạt lanh vẫn là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể con người. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn uống của mình để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tất nhiên, bạn cần lưu ý tránh xa loại hạt bổ dưỡng này nếu bạn là một trong những trường hợp được liệt kê ở phần “Tuyệt đối không sử dụng hạt lanh cho những người này!”.
==> Xem thêm:
- Câu Kỷ Tử Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả
- Hạt Bí Có Tác Dụng Gì? Mua Hạt Bí Xanh Ở Đâu Tốt Nhất?
Hi vọng thông tin về hạt lanh mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập website HealthBlog để tìm đọc thêm nhiều bài viết giá trị khác về các loại hạt bổ dưỡng cho sức khoẻ nhé!